LỄ CHUSEOK LÀ GÌ? TẾT TRUNG THU Ở HÀN QUỐC NHƯ THẾ NÀO?

Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc, được tổ chức vào mùa thu. Đây là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên vì đã giúp mùa màng no đủ và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu. Mùa thu cũng là mùa gặt, nên Chuseok trở thành thời điểm để gia đình sum họp và hưởng thụ những thành quả của vụ thu hoạch trong năm.

“Quẩy bung nóc” với 5 lễ hội mùa hè đặc sắc nhất tại Hàn Quốc.

1. Tìm hiểu về lễ Chuseok – tết Trung thu ở Hàn Quốc

Lễ Chuseok có từ thời Gabae của nước Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935). Vua Yuri (24-27) – quân vương thứ ba của triều Silla, là người đầu tiên thiết lễ Chuseok vốn nguyên thủy là cuộc thi tài các đội nữ nhi ở kinh thành dệt vải. Từ 16 Tháng Bảy âm lịch đến 14 Tháng Tám âm lịch ai dệt được nhiều sẽ được khao bữa cỗ thịnh soạn. Từ đó, Chuseok dần biến đổi thành ngày lễ vui chơi trong dân dã.

Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc, được tổ chức vào mùa thu. Đây là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên vì đã giúp mùa màng no đủ và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu. Mùa thu cũng là mùa thu hoạch từ vụ mùa lúa như gạo, ngũ cốc và các loại hoa trái đa dạng tràn đầy, nên Chuseok trở thành thời điểm để gia đình sum họp và hưởng thụ những thành quả của vụ thu hoạch trong năm.

Trong dịp lễ này, người Hàn được nghỉ lễ chính thức 3 ngày từ 14 – 16 âm lịch. Ai ở xa quê cũng cố gắng trở về để quây quần bên gia đình, dâng lên tổ tiên mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn và thăm viếng họ hàng. Các hoạt động chính trong Chuseok bao gồm làm và ăn các món ăn truyền thống, thăm mộ tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện, cùng nhau chơi các trò chơi dân gian và tham gia vào các lễ hội địa phương.

Chuseok không chỉ là thời gian để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là dịp để người Hàn Quốc kết nối với gốc rễ văn hóa của họ, tạo nên sự gắn kết gia đình và cộng đồng, và duy trì những truyền thống quý báu từ bao đời nay. 

Xem thêm về văn hóa Hàn Quốc.

2. Phong tục lễ Chuseok – tết Trung thu ở Hàn Quốc

2.1 Phong tục cúng lễ Chuseok ở Hàn Quốc

tim hieu ve y nghia va cac mon an tet trung thu cua nguoi han chuseok 202112310937552016 du học hàn YK EDUCATION
Mâm cơm cũng lễ Chuseok – tết Trung thu của người Hàn Quốc

Trong phần nghi lễ của Chuseok, mọi người trở về nguyên quán để thăm mộ tổ tiên, dọn cỏ (beolcho, 벌초) và cúng lễ bên mộ (seongmyo, 성묘). Hoạt động này tương tự như lễ tảo mộ của người Việt Nam. Sau khi dọn cỏ và làm sạch mộ, họ sẽ dâng cúng tổ tiên một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được. Điều này nhằm bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ cho một năm mùa màng bội thu.

Sau khi cúng tại mộ xong, mọi người trở về nhà và tụ tập trước bàn thờ tại gia để cúng thêm một lễ nữa. Sau đó, gia đình cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên. Mâm cúng vào ngày lễ Chuseok được người Hàn đặc biệt quan tâm chú trọng, được chuẩn bị một cách đầy đủ và sắp xếp theo đúng trình tự nhất định. Các món ăn trong mâm cỗ thường là những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok, như bánh songpyeon (송편), một loại bánh gạo truyền thống, và các món ăn chế biến từ nguyên liệu thu hoạch được trong mùa.

2.2 Hoạt động phổ biến trong ngày lễ Chuseok

Phong tục thờ cúng tổ tiên (Charye)

phong tuc don tet tai han quoc du học hàn YK EDUCATION
Phong tục thờ cúng tổ tiên (Charye) trong ngày lễ Chuseok ở Hàn Quốc

Vào buổi sáng ngày đầu tiên của lễ Chuseok, các thành viên trong gia đình người Hàn Quốc sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi có bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ cúng bái tưởng niệm. Món ăn chính được dùng để cúng bái là cơm từ gạo mới vừa thu hoạch (mebap). Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để “thụ lộc”, tức là ăn các món đồ cúng mà tổ tiên đã ban cho.

Phong tục Beolcho và Seongmyo

Trong dịp lễ Chuseok, nghi thức Beolcho và Seongmyo được xem là quan trọng nhất để thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Beolcho là việc đến nghĩa trang để dọn dẹp, cắt cỏ, và quét mộ. Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ bày biện trái cây và các loại hoa màu thu hoạch được trong vụ mùa để dâng cúng lên tổ tiên, cầu mong bình an, hạnh phúc và sung túc.

Xem thêm cẩm nang du học Hàn Quốc tại đây.

2.3 Trò chơi truyền thống trong lễ Chuseok

Múa ganggangsullae

Vũ điệu ganggangsullae là hoạt động nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong dịp Tết Chuseok. Khi trăng lên, các cô gái trong làng sẽ mặc những bộ Hanbok đẹp nhất và tụ tập trên bãi đất rộng dưới ánh trăng. Họ cùng nhau nắm tay thành vòng tròn và nhảy múa trên nền nhạc dân ca. Điệu múa này không chỉ mang ý nghĩa vui chơi mà còn biểu trưng cho sự đoàn kết và sự hòa hợp với thiên nhiên.

Juldarigi (Kéo co)

Trò chơi kéo co là trò chơi phổ biến, thu hút sự tham gia của tất cả mọi người từ già trẻ, gái trai. Người tham gia được chia đều thành các đội và có thể thi đấu giữa các thôn, xóm, hoặc làng. Kích thước sợi dây kéo co phụ thuộc vào số người tham gia, càng đông người thì dây càng to và dài và thời gian chơi cũng càng lâu hơn. Tiếng nhạc, tiếng trống và tiếng hò reo dồn dập tạo nên không khí vô cùng nhộn nhịp và vui tươi.

Ssireum (Đấu vật)

Trò đấu vật là dịp để các chàng trai thể hiện bản thân và phô bày sức mạnh. Cuộc thi đấu vật thường được tổ chức trên bãi cỏ hoặc bãi cát và thi theo hình thức loại trực tiếp. Người trụ lại cuối cùng là người chiến thắng hay còn được gọi là Jangsa (tráng sĩ), sẽ nhận được nhiều giải thưởng từ dân làng. 

Olgesimni (Treo ngũ cốc khô trước cửa)

Sau vụ mùa, người Hàn Quốc chọn ra trong mỗi loại ngũ cốc những bó chín đượm và đẹp nhất để treo lên cột nhà, cửa chính hoặc trước hiên nhà. Phong tục này thể hiện sự tuần hoàn của trời đất và mùa màng, đồng thời mang ước nguyện có những mùa màng sung túc và bội thu.

2.4 Món ăn tiêu biểu trong lễ Chuseok

Bánh Songpyeon

Songpyeon - một loại bánh tteok để mừng lễ Chuseok ở Hàn Quốc
Songpyeon – một loại bánh tteok để mừng lễ Chuseok ở Hàn Quốc

Bánh Songpyeon là món bánh đặc trưng trong dịp Trung Thu ở Hàn Quốc. Tùy theo vùng miền mà cách chế biến bánh có thể khác nhau với nhiều hình thù đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là hình trăng non. Người Hàn Quốc cho rằng hình trăng non tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, nảy nở, và mang đến một tương lai tươi sáng, thành công. Bánh Songpyeon được làm từ bột gạo, với nhân bên trong là đậu xanh, vừng, đậu đỏ,… Bánh sau đó được hấp trên một lớp lá thông tươi, tạo nên mùi hương vô cùng đặc biệt và thơm ngon.

Toranguk – Canh khoai sọ

Toranguk là món canh khoai sọ phổ biến và không thể thiếu trong lễ Chuseok. Khoai sọ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều tinh bột và có nhớt nên khi chế biến, nhất định phải luộc qua nước muối hoặc nước vo gạo để loại bỏ chất nhớt. Canh khoai sọ thường được nấu nhừ cùng với ức bò hoặc gân bò, tạo thành món canh bổ dưỡng, thanh đạm, rất thích hợp để thưởng thức vào mùa thu.

Rượu Baekju – Bạch tửu

Vào dịp lễ Chuseok, người Hàn Quốc rất thích tụ tập ăn uống với gia đình, gặp gỡ và tiếp đãi bạn bè nên trên bàn tiệc không thể thiếu rượu. Ngoài loại rượu Soju thông thường, còn có rượu Baekju – một loại rượu truyền thống được làm từ gạo mới. Rượu Baekju không chỉ là thức uống trong các bữa tiệc mà còn mang ý nghĩa tôn vinh và chia sẻ thành quả của mùa vụ.

Tóm lại, Chuseok không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên mà còn là thời điểm để gia đình sum họp, chia sẻ niềm vui và tận hưởng những thành quả lao động trong năm. Những nghi lễ và hoạt động trong ngày lễ Chuseok không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn thể hiện sự gắn kết văn hóa và gia đình của người Hàn Quốc.

Hãy liên hệ ngay với YK tại đây để giải đáp thắc mắc và tư vấn về du học Hàn Quốc miễn phí nhé!

_____________________________________________

Viện tư vấn du học YK Education – Văn phòng Đại diện của nhiều trường Đại học Hàn Quốc tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
error: Content is protected !!